Bí ẩn về viên gạch kỳ lạ trên bờ tường ở Gia Dục Quan, cực Tây Vạn Lý Trường Thành

Trong bài viết này hãy cùng iVIVU tìm hiểu về Gia Dục Quan, cửa ải nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành và bí ẩn về viên gạch kỳ lạ nằm trên bờ tường.

Xem thêm: Du lịch Trung Quốc

Bí ẩn về viên gạch kỳ lạ trên bờ tường ở Gia Dục Quan, cực Tây Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành ivivu 4

Được xem là một trong những công trình vĩ đại nhất của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, Vạn Lý Trường Thành có thể nói là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.

Ảnh: @elizavetaboyko747

Ảnh: @elizavetaboyko747.

Vạn lý trường thành là công trình do vua Tần Thủy Hoàng khởi xướng xây dựng.

Vạn Lý Trường Thành là công trình do vua Tần Thủy Hoàng khởi xướng xây dựng.

Chắc hẳn Vạn Lý Trường Thành đã không còn là điểm tham quan xa lạ đối với khách du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bài viết hôm nay hãy cùng iVIVU tìm hiểu về Gia Dục Quan, cửa ải nằm ở cực Tây của bức tường thành vĩ đại này và câu chuyện bí ẩn về viên gạch kỳ lạ nằm trên bờ tường ở đây.

Ảnh: Vnexpress

Ảnh: Vnexpress.

Gia Dục Quan ivivu 2

Ảnh: lovepik.com.

Gia Dục Quan ivivu 8

Cửa ải cực Tây của Vạn Lý Trường Thành này nằm ở điểm hẹp nhất ở phần phía tây hành lang Hà Tây, thành phố Gia Dục Quan của tỉnh Cam Túc. Công trình được xây dựng giữa hai ngọn đồi vào đầu thời nhà Minh (khoảng năm 1.372). Cửa ải có hình thang với chu vi 733 mét và diện tích trên 33.500 m². Tổng chiều dài tường thành là 733 mét và chiều cao tường thành là 11 mét.

Ảnh: Vnexpress

Ảnh: Vnexpress.

Pháo đài này khi ấy được gia cố rất nhiều do sợ hãi trước một cuộc tấn công của hoàng đế Thiếp Mộc Nhi (Timur Lenk), người sáng lập triều đại Timurid ở Trung Á, song vị hoàng đế này đã chết vì tuổi già trong khi đang dẫn một đội quân hướng đến Trung Quốc. Mặt phía nam và phía bắc của cửa ải kết nối với Vạn Lý Trường Thành và cứ tại mỗi góc của cửa ải sẽ có một tháp canh.

Gia Dục Quan ivivu 11

Gia Dục Quan ivivu 10

Gia Dục Quan bao gồm ba tuyến phòng thủ là thành nội, thành ngoại và các hào nước. Do được xây dựng trên sa mạc Gobi và là cực Tây của lãnh thổ Trung Quốc khi xưa nên ngoài tác dụng phòng thủ, cửa ải này còn là một trạm dừng quan trọng của con đường tơ lụa huyền thoại kết nối Trung Quốc với các nước Tây và Trung Á.

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia.

Gia Dục Quan còn nổi tiếng với câu truyện truyền thuyết về một viên gạch đặc biệt đặt trên bờ thành. Viên gạch này đã được đặt ở đây kể từ khi Gia Dục Quan được xây dựng xong. Quan phụ trách đã yêu cầu Yi Kaizhan, nhà toán học lỗi lạc thời Minh khi ấy đảm trách nhiệm vụ thiết kế cửa ải.

Gia Dục Quan ivivu 7

Viên gạch kỳ lạ nằm trên bờ tường thành.

Viên gạch kỳ lạ nằm trên bờ tường thành.

Yi Kaizhan đã ước lượng chính xác số gạch cần thiết là 99.999 viên, tuy nhiên vị quan đã nghi ngờ ước tính của ông. Để chứng minh tính toán của mình, Yi Kaizhan đã thêm vào một viên gạch và khi Gia Dục Quan hoàn thành, chính xác một viên gạch sót lại. Trong số các cửa ải của Vạn Lý Trường Thành, Gia Dục Quan là công trình quân sự cổ đại còn lại nguyên vẹn nhất.

Gia Dục Quan ivivu 4

Nơi đây từng mang một dấu ấn đáng sợ trong quá khứ vì là nơi những người Hán lưu đày đi qua. Xung quanh Gia Dục Quan có một số di tích lịch sử tại tỉnh Cam Túc và trên con đường tơ lụa. Nổi tiếng hơn ở Gia Dục quan là hàng nghìn ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Ngụy và Tây Tấn (265 – 420) được phát hiện ở phía đông thành phố trong những năm gần đây.

Gia Dục Quan ivivu 6

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

Loading...Loading…

Nguồn: Ivivu – Bí ẩn về viên gạch kỳ lạ trên bờ tường ở Gia Dục Quan, cực Tây Vạn Lý Trường Thành

Từ khóa: Bí ẩn về viên gạch kỳ lạ trên bờ tường ở Gia Dục Quan, cực Tây Vạn Lý Trường Thành – Bí ẩn về viên gạch kỳ lạ trên bờ tường ở Gia Dục Quan, cực Tây Vạn Lý Trường Thành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.