Tour Ai Cập 8N7Đ: Du ngoạn sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí

Dịp Tết này cùng iVIVU du ngoạn trên sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí trong tour Ai Cập 8N7Đ, với những địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn không thể bỏ qua.

Tour Ai Cập 8N7Đ: Du ngoạn sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí

Viện bảo tàng Ai Cập

Mở đầu cho tour Ai Cập 8N7Đ, du khách sẽ đến viện bảo tàng Ai Cập. Tòa nhà nổi bật tại thủ đô với màu đỏ rực rỡ này là bảo tàng khảo cổ lâu đời nhất tại khu vực Trung Đông, nơi lưu giữ những bộ sưu tập độc nhất vô nhị về nền văn minh Ai Cập.

Ảnh: Budgettravel.

Ảnh: Budgettravel.

Ảnh: Worldtravelfamily.

Ảnh: Worldtravelfamily.

Viện Bảo Tàng Ai Cập

182zTại đây có 120.000 mẫu vật, nhưng chỉ một phần đại diện trong số đó được trưng bày cho công chúng, số còn lại được cất giữ trong kho bảo tàng. Viện bảo tàng Ai Cập là một trong những bảo tàng lớn nhất trong khu vực, nơi khách có thể chiêm ngưỡng các tạo tác và các di vật từ thời cổ đại, những bức tượng từ các triều đại vua Ai Cập với 11 xác ướp các đời Pharaoh nằm trong một khu riêng biệt thuộc bảo tàng Ai Cập.

Nhà thờ Moallaqa

Nhà thờ Moallaqa (The Hanging Church). Ảnh: @hodaayoub_.

Nhà thờ Moallaqa (The Hanging Church). Ảnh: @hodaayoub_.

Nhà thờ Cơ Đốc Đức Mẹ đồng trinh Maria hay còn gọi là nhà thờ Moallaqa là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Ai Cập và lịch sử về nhà thờ tại địa điểm này bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên. Đây là nhà thờ treo được xây dựng lại vẫn trên những chứng tích cũ của pháo đài Babylon của người La Mã, nhà thờ Abu Srega và nhà thờ Saint Barbara.

Đài tưởng niệm Unfinished Obelisk 

Công trình Unfinished Obelisk làm từ một khối đá granite còn đang trong quá trình xây dựng thì bị bỏ dỡ cho đến ngày nay. Phía dưới cùng của tháp vẫn còn dính với nền tảng. Các đài tưởng niệm dở dang cung cấp những hiểu biết bất thường vào các kỹ thuật đá làm việc Ai Cập cổ đại, với các nhãn hiệu từ các công cụ lao động vẫn nhìn thấy rõ ràng cũng như đường đất son màu đánh dấu nơi họ đang làm việc.

Ảnh: @frequency_alchemist

Ảnh: @frequency_alchemist.

Ảnh:@queenbrehm

Ảnh: @queenbrehm.

Ngôi đền thờ thần Horus

Đây là một trong những đền thờ được bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập. Ngôi đền, dành riêng cho chúa Horus, được xây dựng trong thời kỳ Ptolemaic khoảng giữa 237 và 57 TCN. Các bản khắc trên tường của đền thờ cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ngôn ngữ, huyền thoại và tôn giáo trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã ở Ai Cập cổ đại.

Bên trong ngôi đền. Ảnh: @jdpjohn.

Bên trong ngôi đền. Ảnh: @jdpjohn.

Valley of the Kings – Thung lũng các vị Vua

Từ khoảng năm 1550 TCN, do lo ngại nạn cướp mộ, các vị Pharaoh thuộc triều đại đỉnh cao của Ai Cập chọn thung lũng các vị Vua làm nơi yên nghỉ hơn là các kim tự tháp phức tạp. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra 62 ngôi mộ trong nghĩa trang hoàng gia này. Phần lớn các ngôi mộ đều có một hành lang dài, hẹp dẫn đến phòng mai táng nhưng chi tiết trang trí trong từng ngôi mộ lại rất khác nhau, tùy thuộc vào phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ.

Thung lũng các vị Vua. Ảnh: @kplorin.

Thung lũng các vị Vua. Ảnh: @kplorin.

Ảnh: Shutterstock/Jakub Kyncl.

Ảnh: Shutterstock/Jakub Kyncl.

Ảnh: @rochi_84.

Ảnh: @rochi_84.

Ảnh: @rochi_84.

Ảnh: @rochi_84.

Đền thờ Nữ hoàng Hatshepsut

Đền thờ Nữ hoàng Hatshepsut, là một nhà thờ cổ ở Ai Cập. Được xây dựng cho Pharaoh Hatshepsut triều đại thứ tám, đền thờ nằm dưới các vách đá ở Deir el Bahari, ở bờ tây của sông Nile gần thung lũng các vị Vua. Ngôi đền này thờ vị thần Mặt Trời Amun và nằm cạnh ngôi đền tháp của Mentuhotep II. Nó được coi là một trong “những tượng đài không thể so sánh được của Ai Cập cổ đại”.

Ảnh: @sarahbarnescork.

Đền thờ Nữ hoàng Hatshepsut (Temple of Hatshepsut). Ảnh: @sarahbarnescork.

Ảnh: @sarahbarnescork.

Ảnh: @sarahbarnescork.

Cặp tượng đá Colossi of Memnon

Đây là hai tượng đài đá khổng lồ mô phỏng hình ảnh Pharaoh Amenhotep đệ tam trên ngai vàng. Nhiệm vụ của Colossi là canh gác cho lối vào của đền thờ, nơi chôn cất Amenhotep, từng là đền thờ lớn nhất Ai Cập cổ đại nhưng ngày nay hầu như tất cả đã bị cát bụi thời gian cuốn mất, chỉ còn hai bức tượng khổng lồ là còn mãi với thời gian.

Ảnh: @ vivoni3

Cặp tượng đá Colossi of Memnon. Ảnh: @vivoni3.

Ảnh:@amarantos_kairos_photography

Ảnh: @amarantos_kairos_photography.

Đền thờ Luxor

Đền Luxor Ai Cập không chỉ thờ ba vị thần của Ai Cập cổ đại là Amun, Mut và Chons mà còn là nơi để làm lễ đăng quang cho các vị vua và trở thành một pháo đài cũng như nhà ở của các quan thủ phủ người La Mã khi chiếm đóng Ai Cập. Được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch lấy từ mỏ đá Gebel Silsileh nằm phía Tây Nam thành phố Luxor. Đây cũng chính là loại đá thường được dùng để tái dựng lại các di tích đền đài ở thượng Ai Cập.

Ảnh: @history_of_egypt7.

Đền thờ Luxor. Ảnh: @history_of_egypt7.

Ảnh @alicejohnson__

Ảnh: @alicejohnson__.

Ảnh: @faisalp._.

Ảnh: @faisalp._.

Quần thể kim tự tháp Giza

Quần thể kim tự tháp Giza nằm ở ngoại ô Cairo, Ai Cập, khu quần thể này có tổng cộng 6 kim tự tháp, 3 kim tự tháp cao chót vót (Khufu, Khafre và Menkaure) và 3 kim tự tháp nhỏ hơn, cộng với bức tượng nhân sư khổng lồ trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Được xây dựng từ 2,3 triệu khối đá kết dính chặt chẽ với tổng trọng lượng 5,9 triệu tấn. Đặc biệt, mỗi khối đá nặng từ 2-30 tấn, thậm chí có khối nặng 50 tấn.

Quần- thể -kim -tự- tháp -Giza-ivivu-2

Quần thể kim tự tháp Giza.

Một điều thú vị nữa là quần thể kim tự tháp Giza quay mặt đúng về điểm cực bắc của trái đất. Công trình này hướng về cực bắc chuẩn xác hơn bất cứ công trình nào trên thế giới.

Kim tự tháp Khafre

Kim tự tháp Khafre, hay còn gọi là Chephren, công trình kim tự tháp cao và lớn thứ hai của khu quần thể Giza. Nơi đây là hầm mộ của Pharaoh Khafre (Chefren), người cai trị Ai Cập cổ đại trong khoảng thời gian từ năm 2558 đến năm 2532 TCN.

Giống như kim tự tháp vĩ đại, một tảng đá đã được sử dụng làm lõi kim tự tháp Khafre. Những viên đá được sử dụng ở đáy kim tự tháp rất lớn, nhưng càng lên phía trên kim tự tháp, những viên đá càng trở nên nhỏ hơn, chỉ dày 50cm (20 inch) ở đỉnh. Ở góc Tây Bắc của kim tự tháp, nền tảng đá được tạo hình như các bậc thang.

Ảnh: @pritikasw.

Kim tự tháp Khafre. Ảnh: @pritikasw.

Viện giấy cói Papyrus

Tại đây, du khách có thể xem được quy trình làm giấy Papyrus của người Ai Cập cổ xưa. Giấy cói (papyrus) là loại giấy lâu năm nhất nhờ đó nền văn minh sông Nile, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới được lưu truyền đến ngày nay.

Ảnh: @lyhnejeanette.

Viện giấy cói Papyrus. Ảnh: @lyhnejeanette.

Viện Papyrus

Du khách xem nghệ nhân trình diễn.

Turkey-Egypt-Greece02 298

Các tác phẩm nghệ thuật trên giấy cói được trưng bày tại viện.

Hướng dẫn đặt tour Ai Cập 8N7Đ:

– Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.

 

Theo iVIVU.com

 

Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

Loading...Loading…

Nguồn: Ivivu – Tour Ai Cập 8N7Đ: Du ngoạn sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí

Từ khóa: Tour Ai Cập 8N7Đ: Du ngoạn sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí – Tour Ai Cập 8N7Đ: Du ngoạn sông Nile, khám phá nền văn minh cổ đại huyền bí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.